Nhịn ăn 1 ngày theo tuần trăng Ekadashi trong yoga

Nhịn ăn 1 ngày theo tuần trăng Ekadashi trong yoga

I. KHÁI QUÁT CHUNG:

Ekadashi có nghĩa là “Ngày thứ 11” sau trăng non và trăng tròn, tức ngày 11 và 26 âm lịch, thời điểm sức hút của mặt trăng đối với trái đất là lớn nhất, tạo nên hiện tượng thủy triều lên của đại dương. Cơ thể con người có 80% là nước nên cũng chịu sức hút của mặt trăng giống như đại dương.

Nhịn ăn trong thời kỳ Ekadashi nhằm tạo khoảng trống trong đường tiêu hóa, chống lại sức hút của mặt trăng. Tốt nhất là nhịn cả ăn và uống nhưng người mới nhịn thì chỉ nên nhịn ăn, vẫn uống nước bình thường.

Nhịn ăn và uống có lợi ích lớn cả về thể chất và tâm trí. Lợi ích đầu tiên là duy trì thế quân bình của các kích thích tố và các nội tiết tố trong các tuyến và tế bào. Qua thử nghiệm, các bệnh nhân suy nhược thần kinh giảm bớt các trang thái bất thường của tâm trí. Các trạng thái sợ hãi, tham lam, kích dục …cũng giảm bớt khi nhịn ăn thời kỳ Ekadashi. Nhịn ăn 1 ngày không làm suy nhược cơ thể, ngược lại, nó giúp bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi để lấy sức hoạt động tốt hơn trong tương lai, đồng thời tống được hết các độc tố đã được tích tụ trong đường tiêu hóa, giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn.

1. Độ tuổi nhịn ăn: trên 12 tuổi

Chống chỉ định với bệnh nhân cấp và mạn tính đường tiêu hóa, bệnh đường mật, tắc ruột, chảy máu đường ruột, chảy máu dạ dày, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú và tăng đông máu.

3. Ngày nhịn ăn: 11 và 26 âm lịch.

Thời gian nhịn: từ lúc mặt trời mọc của ngày 11 và 26 đến lúc mặt trời mọc của ngày 12 và 27.

3. Chế độ nhịn:

– Người mới nhịn: chỉ nhịn ăn, uống nước bình thường.

– Người đã nhịn vài lần: nhịn cả ăn và uống (nhịn khô), có hiệu quả tốt hơn chỉ nhịn ăn. Người bị sỏi thận, sỏi mật không được nhịn khô.

4. Chuẩn bị đồ để xả thải sau khi nhịn ăn (sáng ngày 12 và 27 âm lịch)

– 1,5 lít nước

– 2 thìa cafe muối hầm (tìm mua muối hầm trên mạng, 20k/gói). Muối hầm không hại thận, tốt hơn muối thường

– 1 quả chanh.

– 2 quả chuối ( chuối tiêu hoặc chuối tây). Người bị bệnh cột sống, cơ lưng không ăn chuối tiêu.

– Cháo rau củ nấu kỹ

5. Tác dụng của nhịn ăn: thanh lọc cơ thể, đẩy hết chất cặn bã và độc tố ra khỏi hệ thống tiêu hóa, cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái tươi trẻ.

II. Quá trình nhịn ăn:

1. Buổi tối hôm trước của ngày nhịn ăn: ăn nửa bát cơm và rau, nhai thật kỹ, thật kỹ, không ăn thịt và các chất khó tiêu.

2. Ngày nhịn ăn: 11 và 26

– Chỉ uống nước. Nếu đói quá thì ăn 1 miếng táo nhỏ, nhai thật kỹ, thật thật kỹ.

III. Quá trình xả thải:

Ngày xả thải: sáng ngày 12 và 27. Xả thải là bước cực kỳ quan trọng, nếu nhịn ăn mà không xả thải thì không phải là nhịn ăn thành công.

1. Buổi sáng thức dậy: tập động tác thức dậy:

Nằm trên giường, duỗi 2 chân, lòng bàn tay để ngửa. Hít sâu đồng thời co 2 chân lên ngực, dùng 2 tay ôm chặt chân ép sát ngực. Thở ra đồng thời đạp chân xuống giường và dang 2 tay, làm 4 lần.

Động tác này giúp đẩy các chất thải tốt hơn.

Xem video động tác này: https://www.youtube.com/watch?v=FTU…

2. Pha nước muối chanh và uống:

– Pha 1,5 lít nước muối chanh để uống: Cho 2 thìa cafe muối hầm vào 1,5 lit nước, nếm thấy hơi mặn là được. Pha muối và nước trước để tạo dung dịch kiềm, sau đó mới vắt 1/2 – 1 quả chanh vào (tùy độ chua). Lưu ý: không bao giờ cho muối sau cùng, sẽ tạo thành dung dịch axit, tác dụng ngược.

Dung dịch muối này là dung dịch kiềm, sẽ trung hòa các loại axit, có tác dụng làm sạch và cuốn đi tất cả các chất cặn bã trong đường tiêu hóa.

Uống hết 1,5 lít nước muối chanh này. Uống xong thì tập các động tác như dưới đây để đẩy nước xuống. Nếu trong quá trình uống mà buồn nôn thì tập ngay các động tác này để đẩy nước xuống. Nên tập trước để thành thạo, giảm thời gian súc ruột. Mỗi động tác tập 4-16 lần cho mỗi bên.

3. Các động tác đẩy nước xuống:

Động tác 1: Đứng thẳng, hai chân cách bằng vai. Hai bàn tay đan nhau, ngửa lòng bàn tay lên. Lưng thẳng, hít thở nhẹ nhàng. Kéo dài thân, nghiêng mình qua trái, rồi quay thẳng, lại nghiêng mình sang phải. Tác dụng: Tác động vào dạ dày và tá tràng, giúp mở cơ thắt môn vị, đưa nước qua dạ dày vào ruột non.

 

Động tác 2: Đứng thẳng, duỗi thẳng tay qua vai. Xoay thân trên về bên phải, cuốn tay phải vào sau thắt lưng và tay trái đặt lên vai phải. Lặp lại tương tự về phía bên kia. Đầu xoay nhìn về phía sau. Cố định hông và chân.

Tác dụng: Đẩy nước đi qua ruột non.

 

Động tác 3: Nằm úp xuống sàn, tay để bên cạnh ngực, chỉ có ngón chân và bàn tay chạm đất, 2 chân cách bằng vai (30 cm). Nhấn tay trên sàn nhà, nâng cao đầu, vai và ngực. Xoay vai, duỗi thẳng cánh tay và hơi uống cong, nhìn qua vai đến gót chân trái. Lặp lại ở phía bên kia. Tác dụng: Thúc đẩy nước xuống phần dưới của ruột non.

Động tác 4: Ngồi xổm, 2 chân cách nhau 30 cm, 2 gót chân đặt hơi ngoài đùi chứ không dưới mông, 2 tay đặt trên đầu gối. Xoay thân sang bên phải, đầu gối phải nâng lên, đầu gối trái chạm đất. Quay đầu về phía sau, xoay ngược lại với bên kia.

 

4. Ăn chuối:

Sau khi uống hết 1,5 lít nước muối chanh và tập các động tác, bạn ăn 2 quả chuối. Cách ăn: cắn miếng và nhai dập rồi nuốt, không nhai kỹ. Chuối có tác dụng hấp thụ và trung hòa các chất độc còn lại trong hệ thống tiêu hóa, đồng thời có tác dụng bôi trơn ruột.

5. Xả thải:

Khoảng 15 phút sau khi uống, tập và ăn chuối bạn sẽ muốn đi đại tiện. Quá trình này diễn ra khoảng 1 tiếng. Bạn nên ở gần nhà vệ sinh vì đi xong khoảng 5 phút sau lại buồn đi lại, đi ra đi vào liên tục. Khi nào chất cặn bã trong người hết sạch thì mới dừng. Lúc này, bạn uống thêm 2 cốc nước lọc nữa để rửa sạch hoàn toàn ruột. Bạn đi tiểu nước sẽ trong như lúc bạn uống vào.

6. Bữa ăn đầu tiên sau xả thải:

Sau khi xả thải 30 phút, bạn ăn bữa đầu tiên. Bữa này nên là cháo nấu kỹ, có thể cho bí ngô, khoai môn, tùy khẩu vị. Bữa trưa bạn ăn cơm với rau củ luộc/ hầm, nói chung là những chất dễ tiêu hóa, không ăn nhiều. Buổi tối bạn có thể ăn bình thường. Sau ngày nhịn ăn, bạn sẽ thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn và khỏe hơn.

Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *