Trước tiên, ta cần hiểu “Gù lồi đốt sống cổ là gì” ?
Gù lồi đốt sống cổ là tình trạng đĩa đệm bị phồng lên và tràn ra khỏi vị trí cố định của nó. Khi các đĩa đệm cột sống và các dây chằng liên quan còn nguyên vẹn, nhưng chỉ cần có một đĩa đệm cột sống bị lồi sẽ chèn ép lên các dây thần kinh cột sống xung quanh. Tình trạng này gây đau cổ, vai, gáy và cánh tay.
I. Các triệu chứng thường gặp của lồi đĩa đệm cột sống cổ
Thông thường, bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ có các triệu chứng phổ biến như đau âm ỉ, đau nhức và nhói ở cổ hoặc bả vai. Đôi khi, cơn đau có thể lan dọc từ cánh tay đến bàn tay và ngón tay. Có thể cảm thấy ngứa ran và tê ở các đầu ngón tay. Bình thường, bệnh có nguy cơ xuất hiện ở những người trong nhóm tuổi 30-50 do chấn thương cột sống cổ.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào mức độ phồng của đĩa đệm tạo áp lực lên dây thần kinh. Các triệu chứng thường xấu đi khi hoạt động và cải thiện khi nghỉ ngơi.
II. Nguyên nhân đốt sống cổ bị lồi
Khi cơ thể ngày càng già đi, cột sống cũng bắt đầu có dấu hiệu của tuổi tác. Từ những năm đầu của tuổi trung niên, các đĩa đệm giữa các đốt sống bắt đầu bị biến dạng và lồi đĩa đệm cổ. Những thay đổi này có thể do:
1. Thoái hóa cột sống cổ
Những người có đốt sống cổ bị lồi lên được coi là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Cột sống bị lồi có thể do các đĩa đệm trở nên mỏng hơn và có độ đàn hồi kém hơn, quá trình mài mòn diễn ra từ khoảng 30 tuổi. Đến tuổi 60 trở đi, cứ 10 người thì có gần 9 người bị thoái hóa đốt sống cổ.
2. Thoát vị đĩa đệm cổ
Quá trình lão hóa của cơ thể có thể khiến một phần đĩa đệm cột sống của bạn bị rách và xẹp đi. Đây được gọi là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho đĩa đệm phình ra, chèn ép vào mô lân cận và các dây thần kinh cột sống. Các áp lực này có thể gây đau nhức, ngứa ran hoặc tê.
3. Tư thế không đúng
Do tính chất nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt không đúng, tư thế ngồi khom cúi đầu… lặp đi lặp lại hoặc nâng vác vật nặng… có thể gây thêm áp lực lên cột sống, dẫn đến sự hao mòn đĩa đệm sớm.
Không chỉ gây ra thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, ngồi sai tư thế còn ảnh hưởng đến vị trí của các đốt sống lưng
4. Dị tật bẩm sinh
Nếu trong gia đình có người thân từng bị lồi đĩa đệm, rất có thể bạn cũng có nguy cơ di truyền.
5. Té ngã, chấn thương cột sống cổ
Nếu bạn bị chấn thương ở cổ, điều này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Chấn thương làm sụn ở các khớp của đốt sống thoái hóa nhanh hơn và mô xương này cọ xát trực tiếp với mô xương khác, có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm.
Khi các đĩa đệm bị vỡ, cơ thể có thể sản xuất thêm một lượng xương để củng cố cột sống. Đây gọi là gai xương, vì chúng có thể chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh.
6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, lồi đốt sống cổ còn là hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, hút thuốc lá, ít vận động, thừa cân… khiến cho áp lực giữa các đốt sống ngày một tăng, đĩa đệm ngày càng mỏng và xẹp, dẫn đến lồi ra ngoài.
III. Phình lồi đĩa đệm cột sống cổ có nguy hiểm không?
Phình lồi đĩa đệm đốt sống cổ có thể dẫn đến các tình trạng như liệt nửa người, liệt tứ chi, nhiễm trùng ngực tái phát và vết loét tì đè. Trong một số trường hợp, khi đốt sống cổ bị lồi có thể gây đau mạn tính và rối loạn chức năng thần kinh nghiêm trọng. Nếu lồi đĩa đệm cột sống cổ chèn ép nghiêm trọng vào tủy sống hoặc rễ thần kinh, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.
IV. Cách phòng ngừa lồi đĩa đệm cột sống cổ
Lồi đĩa đệm đốt sống cổ được biết là dấu hiệu ban đầu của thoát vị đĩa đệm – một phần của thoái hóa đốt sống. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nhưng nếu bị đồng thời nhiều bệnh khớp khác, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh và gây đau đớn nhiều hơn cho người bệnh.
Để phòng ngừa bệnh lồi đốt sống cổ, mỗi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tư thế làm việc khoa học, cụ thể:
-
Thiết lập và duy trì thói quen ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
-
Nếu thừa cân, bạn nên giảm cân và duy trì cân nặng ở mức vừa phải
-
Vận động thường xuyên sẽ giúp đưa dưỡng chất đến cho các khớp tốt hơn, từ đó giúp cột sống vững chắc, linh hoạt. Một số môn thể thao tốt cho sức khỏe của đĩa đệm là bơi lội, yoga, đi bộ…
-
Tư thế bê vác vật nặng đúng: thẳng lưng, đưa vật gần sát người rồi mới bê lên.
-
Nếu tính chất công việc ngồi lâu, bạn nên thỉnh thoảng đứng lên xoay người.
V. Dấu hiệu nhận biết của người bị gù lồi đốt sống cổ
-
Ta sờ tay vào phía sau gáy cổ thấy nổi mấu gai to, khi ta nhìn nghiêng rất rõ.
- Thường mắc ở người bị gù lồng ngực, khi đứng hoặc ngồi ngực gù, đầu nhao về phía trước.
- Những người như vậy thường hay bị đau cổ, vai, gáy, thậm chí tê lan cả bả vai và cánh tay.
VI. Cách điều trị gù lồi đốt sống cổ
-
Có rất nhiều phương pháp điều trị cho bệnh gù lồi đốt sống cổ. Nhưng phương pháp tập Yoga trị liệu Nội kháng lực được đánh giá là biện pháp chữa lành số 1 tại Việt Nam
- Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh không những hết đau cổ, vai, gáy mà còn có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng gù lồi chỉ trong vòng 1 đến 2 tháng mà không cần dùng thuốc hay tiêm giảm đau, phẫu thuật…
- Đây là phương pháp vận động khoa học. Khi tập Yoga trị liệu, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, thay đổi các thói quen sinh hoạt sai tư thế, giúp cải thiện sức khỏe tự nhiên, lâu bền
- Sử dụng biện pháp này, bạn không chỉ cải thiện tốt tình trạng bệnh, mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí về thời gian, tiền của, đi lại…
- Chỉ cần bạn kiên trì tập luyện theo phác đồ bài tập và hướng dẫn tập luyện của HLV chuyên gia trị liệu Nội kháng lực thì bạn chắc chắn sẽ hết đau cổ, vai, gáy, hết gù lồi, cải thiện vóc dáng, bờ vai thuôn gọn, quyến rũ.
- Dưới đây là hình ảnh học viên tham gia trị liệu gù lồi đốt sống cổ bằng phương pháp Yoga Nội kháng lực
-
Nếu bạn còn chưa hiểu, hoặc băn khoăn vấn đề gì thì hãy liên hệ trực tiếp với HLV VƯƠNG HẠNH nhé. Hạnh sẵn sàng thăm khám, tư vấn giúp đỡ bạn mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh mà bạn không hề mất chi phí hay đi lại.
-